• Các chứng bệnh liên quan đến xương khớp đều gây ra những cơn đau dữ dội. Rất nhiều chị em phụ nữ có thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không . Nhất là khi chứng bệnh này khiến họ phải chịu quá nhiều phiền phức rồi.

    Người bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không

    Nói về bệnh thoát vị đĩa đệm thì chúng ngày càng phổ biến với những triệu chứng hết sức đa dạng. Không chỉ xuất hiện ở người già và trung tuổi, mà những người trẻ khoảng 30 tuổi cũng có nguy cơ mắc phải.

    Để trả lời cho câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có mang thai được không”, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của khá nhiều chuyên gia. Hầu như tất cả họ đều có chung một kết luận là “thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến quá trình mang thai”. Có chăng chỉ là sự vất vả hơn những người không mắc bệnh mà thôi. 3 vấn đề mà chị em cần biết bao gồm:

    • Mang thai cộng với bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khiến chị em phải chịu thêm những cơn đau nhất là ở vùng cột sống lưng. Bởi sự phát triển từng ngày của thai nhi sẽ khiến cho cột sống phải nâng đỡ một khối lượng rất lớn.

     

    • Tiếp đến trong giai đoạn này những loại thuốc tây y sẽ không thể sử dụng bởi chúng có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho bé sau này.

     

    • Cuối cùng là dây chằng, hệ xương khớp suy yếu sẽ làm cho các đĩa đệm càng bị đẩy nhiều ra ngoài. Tăng mức độ chèn ép lên các dây thần kinh.

    >> Đọc thêm Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và các dấu hiệu cảm quan

    4 nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai

    • Trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhanh do quá trình ăn uống quá độ để bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Điều này thực sự là không tốt và cũng là khởi nguồn của chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt là ở vùng lưng và thắt lưng là 2 vị trí phải chịu những áp lực lớn nhất.

     

    • Sự vận động của thai nhi cũng có thể vô tình gây ra những ảnh hưởng xấu đến cột sống. Chẳng hạn như việc quấy đạp khi sắp đến thời kỳ sinh đẻ.

     

    • Sự thay đổi các loại hoocmon, mà thường là theo chiều hướng giảm xuống khiến cho xương khớp không còn được chắc chắn như trước nữa.

     

    • Nếu trước đó các mẹ đã gặp phải những vấn đề về cột sống thì đến giai đoạn mang thai sẽ rất dễ bị thêm bệnh thoát vị đĩa đệm.

    Biện pháp điều trị khi mang thai bị thoát vị đĩa đệm

    Phía trên đã giải đáp cho các chị em phụ nữ biết bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không rồi. Chắc hẳn điều băn khoăn tiếp theo là chẳng may gặp phải trường hợp này thì cần làm những gì.

    Điều này là hoàn toàn đúng đẳng bởi việc điều trị bệnh lý ở phụ nữ mang thai sẽ khó khăn hơn so với những người bình thường. Bởi đây là khoảng thời gian cơ thể và sức khỏe của các bà bầu rất nhạy cảm. Chỉ cần áp dụng không đúng phương pháp dù là khá nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

    Bình thường các loại thuốc giảm đau sẽ được chỉ định, nhưng vào lúc này thì không. Biện pháp phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng bị loại trừ. Cho nên chỉ còn 2 phương pháp đó là sử dụng các bài thuốc đông y  kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu.

    • Các bài tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia sẽ có tác dụng đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu. Từ đó giảm đi các cơn đau bằng việc cải thiện sức mạnh của các cơ quanh cột sống.

     

    • Phương pháp nắn khớp xương cũng được khả nhiều bà bậu lựa chọn với mong muốn giảm đi các cơn đau khi đĩa đệm chèn lên dây thân kinh.

     

    • Châm cứu: biện pháp đơn giản, chưa bao giờ là lỗi thời khi trải qua hàng ngàn năm tồn tại. Với việc tác động vào những huyệt đạo cố định sẽ làm giảm đi áp lực mà đĩa đệm phải hứng chịu.

     

    • Bấm huyệt: là một cách giảm đau thoát vị đĩa đệm tồn tại song song với cách châm cứu với hiệu quả đáng ghi nhận.

     

    Tóm lại người bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không đã được giải thích rõ ràng rồi nhé. Tuy nhiên để thực sự khẳng định được vấn đề với tình trạng cơ thể bạn đọc nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám nhé.


    votre commentaire
  • Bàn chân là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp cũng điều khiển vận động của cả cơ thể. Thử tưởng tượng xem nếu không có chúng thì chúng ta sẽ di chuyển kiểu gì. Chính vì có tầm ảnh hưởng lớn như vậy mà khi có bất cứ một thay đổi nhỏ cũng không nên bỏ qua. Một trong đó là việc tê dưới lòng bàn chân mọi người thường chủ quan. Cùng tìm hiểu xem tình trạng này bắt nguồn từ đâu cùng chúng tôi nhé.

    5 bệnh lý gây tê dưới lòng bàn chân

    • Đầu tiên phải kể đến là tình trạng thừa cân béo, phì cũng được coi là một bệnh lý. Khi thể trạng cơ thể quá nhiều sẽ dồn sức nặng đó lên bàn chân mỗi khi đứng lên và di chuyển. Kế đến thì lượng mỡ dư thừa sẽ chèn ép lên các mạch máu tại đây. Nhẹ sẽ khiến chúng không được cung cấp oxy đảm bảo động, nặng có thể bị tê liệt tạm thời.

    • Người thường bị tăng huyết áp cũng gặp phải tình trạng tê dưới lòng bàn chân. Bởi khi hiện tượng này xảy ra là thời điểm mà các mạch máu phải chịu áp lực tăng dần khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn. Nếu máu mà không được cung cấp đầy đủ thì các chi sẽ bị tê liệt như đã nói. Nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ cùng nhưng nội tạng khác bị tổn thương.

    • Người bệnh đã hoặc đang bị chứng tiểu đương có thể gây ra những biến chứng tê nhức khu vực bàn chân do những áp lực đến từ phần trên cơ thể. Để tình trạng này có thể diễn ra thì chủ yếu là do hệ thống dây thần kinh ngoại biên đã bị nhiễm trùng.

    • 3 nguyên nhân gây tê dưới lòng bàn chân kể trên có thể bắt nguồn từ chứng thiếu máu ở một số đối tượng. Lúc này không chỉ có chân mà nhiều cơ quan khác không hoạt động được khi không nhận được lượng máu cần thiết. Không phải nói mọi người cũng biết máu quan trọng đến mức nào với sự sống cơ thể đúng không.

    • Các bệnh lý xương khớp có thể kể đến như là thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau dây thần kinh tạo, chấn thương cũng gây ra tình trạng thương tự. Bởi chúng không chỉ gây chèn ép mạch máu mà có thể còn lại các dây thần kinh cảm giác của chân nữa.

    • Ngoài 5 tác nhân gây tê dưới lòng bàn chân kể trên thì vẫn còn tồn tại những lý do cơ giới khác. Chẳng hạn như là đứng quá lâu ở một tư thế, phụ nữ khi mang thai có nhiều sự thay đổi cơ thể…

    >> Có thể bạn quan tâm Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

     

    Biện pháp hạn chế tình trạng

    Trường hợp thỉnh thoảng xảy ra

    Khi bị tê dưới lòng bàn chân xuất hiện một cách bất ngờ thì nên áp dụng những biện pháp sau để chúng nhanh chóng biến mất và hạn chế khả năng sau này gặp phải:

    Không nên ngồi ở một vị trí quá lâu mà phải thường xuyên vận động chân và cơ thể sẽ khiến máu được lưu thông dễ dàng, đầy đủ hơn. Hoặc là có thể áp dụng một số biện pháp như là đi bộ, bơi, đạp xe.

    Thay đổi tư thế khi ngồi giảm sự chèn ép mạch máu, dây thần kinh tại đây. Chẳng hạn như là nên thả lỏng duỗi thẳng chân hạn chế gập, vắt chân lên nhau.

    Không nên sử dụng các loại quần áo, tất chật, chúng có thể là tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu đó.

    Trong lúc rảnh rỗi có thể xoa bóp hoặc chườm nhiệt để cải thiện quá trình lưu thông máu.

    Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng khi có dấu hiệu bị tê dưới lòng bàn chân kéo dài. Thực tế càng lo lắng thì cơ thể lại có nhiều phản ứng không đúng về những xúc tác bên ngoài.

    Cuối cùng là luôn đảm bảo cơ thể ở trong trạng thái tốt nhất bằng việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu sẽ giúp cơ thể sản sinh máu nhiều hơn.

    Khắc phục các bệnh lý giảm tê chân

    Phía trên đã đề cập đến các bệnh lý có thể gặp phải khi bị tê dưới lòng bàn chân. Nhưng đa số chúng sẽ không bộc phát ngay lập tức mà tồn tại theo thời gian. Chỉ khi đến giai đoạn nặng chúng mới có những biểu hiện rõ ràng.

    Chính vì vậy thường xuyên theo dõi cân nặng cũng như sức khỏe cơ thể là điều cần thiết. Khi có điều kiện bạn nên thăm khám toàn cơ thể định kỳ 1 năm 2 lần theo lời khuyên của các chuyên gia.

     

    Tê dưới lòng bàn chân là một hiện tượng không phải là mới cũng như sự ảnh hưởng nhất thời đến cơ thể. Đừng chủ quan nhé!


    votre commentaire
  • Tập yoga chữa đau vai gáy đang được xem là phương pháp giảm thiểu đau nhức rất hữu hiệu được nhiều người bệnh tin tưởng. Điều này có đúng không và khi muốn tập luyện thì nên sử dụng động tác như thế nào là tốt nhất.

    Tình trạng đau vai gáy

    • Như nhiều người đã biết thì đây là tình trạng cực lỳ phổ biến đặc biệt là đối với những người ngồi lâu một chỗ làm công việc văn phòng. Thậm chí là những đối tượng làm công việc nặng nhọc hoặc cao tuổi cũng sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này.

     

    • Chính vì vậy đa số các nguyên nhân gây ra những cơn đau vai gáy thường đến từ việc vận động cơ thể, một số ít có thể là một phần nhỏ ảnh hưởng từ những chứng bệnh như là thoái hóa cột sống, rối loạn khớp vai.

     

    • Mặc dù vậy đừng quá lo lắng bởi chúng chỉ gây cho bạn những căng thẳng mệt mỏi thôi. Cũng có những trường hợp bị liệt cổ nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

    >> Chi tiết hơn về Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

    Bài tập yoga chữa đau vai gáy

    Như đã nói thì các tác nhân đến từ vận động chiếm tỷ lệ chủ yếu nguyên nhân của tình trạng. Các tác nhân đó sẽ làm cho cơ vùng vai gáy bị căng giãn hoặc là chèn ép. Cho nên các bài tập yoga giúp cơ thể thư giãn chắc chắn sẽ giúp bạn giảm được các cơn đau.

    Tư thế con mèo

    Thực hiện bài tập yoga chữa đau vai gáy này bằng cách quỳ 2 đầu gối đồng thời chống tay xuống sàn nền.

    Tiếp đến hít một hơi thật sâu, đẩy bụng xuống dưới, đầu và cổ vươn lên cao giữ khoảng vài giây

    Sau đó từ từ thở hết không khi ra bằng miệng, bụng hóp vào, đẩy lên trên, đầu cuối xuống sát với ngực nhất.

    Thực hiện động tác này mỗi ngày từ 15 đến 20 lần sẽ giúp cho vùng cổ, vai gáy được kéo giãn giảm đau nhức khá tốt.

    Tư thế con cá

    Bắt đầu bằng việc nằm duỗi thẳng thả lỏng cơ thể, 2 tay đặt sát thân lòng bàn tay úp xuống nền

    Tiếp theo tì khủy tay dùng lực đó để nâng phần giữa cơ thể lên, sao cho ngực và lưng được uốn cong nhất có thể để phần đỉnh đầu có thể chạm vào mặt sàn. Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 15 giây rồi trở về vị trí thả lỏng. Mỗi lần nên tập yoga chữa đau vai gáy này khoảng 10 lần.

    Ban đầu tập luyện sẽ khá khó khăn khi muốn nâng cơ thể thể. Tuy nhiên đây là bài tập giúp giảm đi các cơn đau khá hiệu quả.

    Tư thế cây cầu

    Thực hiện bằng cách nằm ngửa trên thảm hoặc nền nhà cứng rồi co 2 đầu gối đến khi 2 lòng bàn chân chạm mặt nền.

    Tiếp đến từ từ co chân về phía mông nhưng lòng bàn chân vẫn phải chạm đất, đến khi cùng tay có thể chạm vào bàn chân thì dừng.

    Tiếp theo đặt bàn tay xuống nền dùng lực nâng phần hông lên, đồng thời ưỡn ngực lên đến khi phần ngực tới đùi là một đường thẳng thì giữa nguyên động tác tập yoga chữa đau vai gáy này trong khoảng 1 phút.

    Mỗi ngày thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần để cải thiện khả năng lưu thông máu đến não bộ giảm đi những cơn đau ở cổ.

    Tư thế xoay người bắt chéo chân

    Trước hết bạn cần ngồi thẳng lưng và cổ trên sàn với 2 chân duỗi thẳng

    Tiếp đó dùng tay trái chống xuống sàn và xoay cơ thể sang bên trái

    Tiếp đến dùng chân trái bắt chéo sang bên phải, tay phải thì gác lên đầu gối chân trái

    Giữ nguyên tư thế trong khoảng vài phút rồi thả lỏng cơ thể trở về tư thế ban đầu

    Tiếp tục thực hiện với chân và tay hướng ngược lại.

    Mỗi ngày nên tập khoảng 5 đến 10 lần động tác này.

    Động tác gập người

    Đầu tiên bài tập chữa đau vai gáy này bạn phải đứng thẳng sao cho 2 bàn chân ở vị trí song song nhau, ngực ưỡn ra phía trước để phần cột sống từ cổ đến lưng được giữ thẳng nhất. Tốt nhất là vươn cả 2 tay thẳng lên trên trần nhà.

    Tiếp đến hít một hơi thật sâu rồi từ từ gập người về phía trước nhưng lưng và cổ, vai gáy vẫn phải giữ thẳng.

    Cúi đến khi nào tay chạm được vào ngón chân là tốt nhất, nếu không thì sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

    Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây tương ưng với khoảng 3 nhịp thở rồi trở về vị trí ban đầu thả lỏng cơ thể để thực hiện lại động tác.

    Do là động tác khá khó cho nên mỗi ngày chỉ cần tập từ 3 cho đến 5 lần.

    Các bài tập yoga chữa đau vai gáy rất hiệu quả và đã được chứng minh. Tuy nhiên cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc bạn thành công.

     


    votre commentaire
  • Những cơn đau vùng lưng không phải là điều quá xa lạ với nhiều người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên để hiểu được tình trạng này bắt nguồn từ đâu và có cách nào khắc phục thì nhiều người chưa rõ. Dưới dây là các nguyên nhân cũng cách giảm đau bằng các bài tập đau cột sống thắt lưng từ các chuyên gia vật lý trị liệu.

    Tại sao bị đau cột sống thắt lưng

    Như nhiều người đã biết và đã nói ở trên thì những cơn đau này có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ người trẻ đến người già.

    Đối với các người it tuổi tình trạng xảy ra chủ yếu là do quá trình lao động nặng nhọc kéo dài. Cộng với đó là các tư thế lao động có thể kể đến như ngồi lâu, nâng vật nặng không đúng. Dần dần sẽ hình thành những cơn đau vùng thắt lưng để rồi những chứng bệnh nhu thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển.

    Đối với người già thì chủ yếu là do quá trình lão hóa cơ thể gây ra những bệnh lý về xương khớp như là loãng xương, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống… Tất cả các tác nhân này sẽ chèn lên các dây thân kinh có tại đó để gây ra đau đơn.

    Một nhóm nguyên nhân khác nhưng không phải phổ biến chính là những bệnh lý về phổi, gan, dạ dày, thời gian mang thai… Cho nên mọi người cần phải xác định chính xác tình trạng của bản thân từ đó có những phương pháp tự điều trị.

    >>xem thêm 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng đặc trưng nhất định phải nhớ

    Tổng hợp các bài tập đau cột sống thắt lưng hiệu quả.

    Bài tập tư thế con châu chấu

    Bạn cần nằm sấp trên sàn nhà 2 tay để sát mình và lòng bàn tay thì úp xuống, 2 chân khép lại đồng thời mặt hướng về 1 bên phải trái tùy vào mức độ phù hợp của mỗi người. Tiếp theo thực hiện việc hít thở đều đặn và nâng 1 bên chân lên nhưng vẫn phải giữ thẳng.

    Tuy nhiên cần chú ý là chân còn lại vẫn phải duỗi thẳng áp dưới mặt sàn. Đối với chân nhấc lên thì càng đưa lên cao càng tốt. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây và nín thở rồi từ từ hạ chân xuống  thực hiện động tác tương tự với chân còn lại.

    Mỗi ngày nên sử dụng bài tập đau cột sống thắt lưng này khoảng 20 đến 30 lần.

    Bài tập căng cơ thắt lưng

    Động tác khá đơn giản đối với với mọi ngươi. Đầu tiên cần nằm trên sàn cơ thể thả lỏng duỗi thẳng tự nhiên. Tiếp theo từ co 1 chân lại sao cho lòng bàn chân chạm đất, chân còn lại thì giữ nguyên tở tư thế thẳng nâng cao lên. Vị tri tốt nhất là chân này tạo với mặt sàn một góc vuông.

    Tiếp đó dùng 2 tay nắm vào đùi dưới mà giữ cho chân cố định. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây rồi trở về tư thế bạn đầu thực hiện lặp lại động tác với chân còn lại. Chú ý là phần đầu vẫn phải để sát mặt sàn nhé. Mỗi ngày thực hiện bài tập đau cột sống thắt lưng này khoảng 15 lần có thể tăng hoặc giảm tùy vào mức độ chịu đựng của cơ thể.

    Bài tập co chân trước ngực

    Về tư thế và động tác gần giống với bài tập căng cơ thắt lưng trên. Khác ở một điểm thay vì giơ thẳng chân lên thì người bệnh co 1 chân lên sát ngực nhất có thể rồi dùng tay ôm lấy đầu gối để cố định. Thời gian cũng như mật độ thực hiện thì là như nhau.

    Bài tập ưỡn cơ thắt lưng

    Người bệnh cần nằm nghiêng một bên trái hoặc phải nhưng cơ thể vẫn phải duỗi thẳng thả lỏng. Tiếp theo từ từ gập chân ở phía trên về đằng sau tại vị trí khớp gối.

    Sao cho dùng tay cùng bên với chân gập có thể nắm được cổ chân mà kéo nhẹ. Giữ nguyên động tác trong khoảng 20 giây rồi thực hiện với chân còn lại.

    Chú ý trước khi tập luyện cần khởi động các cơ và khớp nhẹ nhàng. Trong quá trình tập luyện các động tác phải thực hiện đúng tư thế và thời gian quy định, không cần phải cố quá. Đặc biệt nếu thấy xuất hiện các cơn đau bất thường thì nên dừng lại để xác định lại tình trạng bệnh của cơ thể.

    Đó là một số bài tập đau cột sống thắt lưng vô cùng đơn giản cho những người bị thoát vị đĩa đệm cùng 1 số chứng bệnh khác. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.


    votre commentaire